Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tại Sao Người Tu Hành Có Sức Thu Hút Đối Với Người Khác, Phần 2/3

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Và rồi tôi nói với một trong những thị giả lúc đó, tôi nói: “Ôi trời, tại sao tôi lại có giấc chiêm bao như vậy? Nắm đuôi (người-thân-)rắn dắt đi dạo. Và tôi cũng không nhớ rõ lắm, nhưng chú đã bị thương. Thân chú bị sưng khắp nơi và rất đau. Tôi không nhận ra rằng chú quá đau. Rồi tôi cảm thấy vô cùng đau lòng, về điều đó, đau khổ đến nỗi tôi quỳ bên cạnh chú và nói: ‘Làm ơn, đừng chết. Hãy để ta chết thay con’”. Và rồi, tôi nói: “Tại sao mình lại muốn chết vì một (người-thân-)rắn?” Tôi cứ tự hỏi mình.

Rồi tôi nói với thị giả: “Thật là một giấc chiêm bao kỳ lạ. Cho dù có chuyện xảy ra như vậy, làm sao tôi có thể thực sự muốn chết vì (người-thân-)rắn đó?” Thay vì để chú [chết], tôi muốn [chết] thay chú, chết thay chú và đau khổ thay chú. Tôi nói: “Tại sao? Thật kỳ lạ. Nếu muốn chết vì người thân hoặc một người nào đó, thì có thể hiểu được, đằng này chết vì (người-thân-)rắn)! Có ai từng nghe về những chuyện này chưa? Sao lại có giấc chiêm bao kỳ lạ như vậy?” Nghe vậy, người thị giả nói: “Đó là tại vì Sư Phụ luôn tràn ngập Tình Thương. Nên, ngay cả trong giấc chiêm bao, ngay cả đối với (người-thân-)rắn, Ngài cũng sẽ thể hiện thái độ như vậy và có khuynh hướng này”.

Rồi tôi đã khai ngộ, qua người thị giả. Phải, đó là Đồng. Anh chàng cao lớn. Anh ấy không bao giờ cười và mọi người đều sợ anh ấy. Đó là anh ấy. Ngoại trừ khi anh ấy ở bên tôi, thì anh ấy mới cười. Nhiều khi anh ấy cười lăn trên sàn nhà. Và anh ấy nói rằng anh ấy chỉ cười khi ở bên tôi. Anh ấy chưa từng cười trước đây. Hiếm, hiếm khi. Và anh ấy nói đúng.

Ngay cả trong giấc mơ, nếu chúng ta có thể biểu lộ tình thương của mình, thì nghĩa là chúng ta phải có tình thương hàng ngày. Nếu không, làm sao lúc đó chúng ta có thể nhớ được? Mà còn đối với (người-thân-)rắn, và (người-thân-)rắn độc, ai chú cũng cắn và làm khổ người ta. Vì vậy, hãy cẩn thận trưởng dưỡng tình thương này bên trong chúng ta, mọi lúc, cho tới khi nó trở thành bản tánh của chúng ta, bản tánh thứ nhất và thứ nhì, bản tánh duy nhất. Và rồi mọi thứ chúng ta làm sẽ chỉ mang lại lợi ích cho tha nhân, dù chúng ta làm theo cách mạnh mẽ, theo cách tức giận rõ ràng hay theo cách thương yêu. Quý vị hiểu ý tôi không? Cách nào cũng không quan trọng.

Giống như bác sĩ phẫu thuật giỏi, một bác sĩ lành nghề, có thể cho quý vị một viên thuốc ngọt, hoặc có thể cắt quý vị thành nhiều mảnh để chữa lành cho quý vị. Nếu chúng ta không chăm sóc tình thương này và ráng trưởng dưỡng nó, thì chúng ta không thể tiến bộ được vì con đường đến Thượng Đế là qua tình thương. Nếu chúng ta thương mọi chúng sinh khác, điều đó nghĩa là chúng ta thương Thượng Đế. Điều đó có nghĩa là Thượng Đế ở trong chúng ta, và Thượng Đế thương con cái của Ngài. Đó là lý do chúng ta thu hút người khác – bằng tình thương này. Cũng như một thỏi nam châm. Mọi người đều thích chúng ta, thương chúng ta, và chúng ta không biết tại sao, và mọi người cũng không biết tại sao. Chính tình thương này thu hút mọi người, chứ không phải ngoại hình, hay giới tính – nam hay nữ, hay trình độ học vấn.

Cũng như Lục Tổ Thiền tông, Huệ Năng, Ngài cũng không có trình độ học vấn nào. Và ngay cả ngoại hình của Ngài cũng tệ đến nỗi ngay cả Sư Phụ Ngài lúc đầu cũng từ chối Ngài. Sư Phụ nói: “Con trông giống như người Nam man. Làm sao mà thành Phật được?” Ngài nói đùa. “Người man di phương Nam”. Ngài có làn da ngăm đen và thấp bé, và có lẽ không đẹp trai lắm. Ngay cả Sư Phụ của Ngài cũng không thích ngoại hình của Ngài và gọi Ngài là người Nam man. Quý vị có tin được không? Một người như vậy xuất hiện theo cách mà ngay cả một vị Minh Sư cũng gọi Ngài là “man di phương Nam”. Hoặc có lẽ Sư Phụ của Ngài phân biệt đối xử. Hoặc có lẽ Ngài ấy chỉ nói đùa. Các vị Minh Sư đôi khi đùa tệ hại. Và nhiều người không thể cười nổi. Họ không hiểu được sự hài hước của Minh Sư. Chỉ người khai ngộ mới có thể cười.

Nên thời đó, có lẽ Ngài Huệ Năng, Lục Tổ Thiền tông, chưa khai ngộ. Vì vậy, Ngài hơi lập dị và nghiêm túc. Nên Ngài đáp lại Sư Phụ ngay lập tức. Ngài nói: “Phật Tánh không có bắc hay nam, không phân bắc hay nam”. Có lẽ Ngài muốn gây ấn tượng với Sư Phụ rằng Ngài biết điều gì đó. Dù sao đi nữa, tôi nghĩ Ngũ Tổ (Thiền Tông) là một vị rất hài hước, hoặc có lẽ là một người rất khoan dung. Nếu không, Ngài không thể chấp nhận “anh chàng tồi tệ” này, quá nghiêm túc và quá nhạy cảm đến nỗi phải trả lời giống như một (người-thân-)gà chọi. Gà chọi nhìn thấy một con khác là nó phải đến chọc.

Quý vị biết, (người-thân-)gà chọi không? Ngày xưa, có một ông vua rất thích chơi chọi gà và ông nuôi rất nhiều gà, nhưng ông không thành công lắm. Rồi ông nghe nói rằng có một thầy chơi (người-thân-)gà chọi biết cách nuôi (người-thân-)gà chọi giỏi. Nên, vua đã giao cho ông thầy đó nuôi một (người-thân-)gà hộ vua. Vua đưa cho thầy đó con giỏi nhất, phẩm chất tốt nhất và là hậu duệ giỏi nhất của tổ tiên (người-thân-)gà trống nổi tiếng này, tổ tiên của (người-thân-)gà trống. Rồi, vua đưa cho người thầy đó nuôi và đưa tiền bạc và mọi thứ.

Rồi, vài tuần trôi qua, vua đến hỏi ông thầy đó: “(Người-thân-)gà trống đã sẵn sàng để chọi chưa?” Ông thầy trả lời: “Thưa chưa được. Không thể nào. Vẫn còn quá non”. Rồi, vài tháng sau, vua quay lại hỏi ông thầy: “(Người-thân-)gà trống thế nào rồi? Nó đã sẵn sàng chọi chưa?” Ông trả lời: “Chưa, chưa, chưa, chưa. Nó chỉ mới khá hơn một chút thôi”. Thế rồi vài tháng sau, nhà vua quay lại và nóng lòng hỏi: “(Người-thân-)gà của trẫm thế nào rồi? Nó có khá hơn không? Nó đã sẵn sàng để chọi chưa?” Và ông thầy trả lời: “Ồ, chưa, chưa. Nó vẫn còn phấn khích khi nhìn thấy một (người-thân-)gà trống khác, muốn chọi”. Nghe vậy, nhà vua nói: “Thì lẽ ra phải như vậy mà”. Và ông thầy nói: “Không, không, chưa, chưa đâu. Chưa, chưa đâu, tin thần đi”.

Rồi nhà vua quay trở về và quên hết mọi chuyện. Vua cảm thấy chán ngán, vì cứ [phải] hỏi hoài. Nhưng rồi một ngày kia, có lẽ là rất lâu sau đó, mấy năm sau gì đó, vua tình cờ đi ngang qua và sực nhớ ra, rồi bước vào hỏi ông thầy xem anh hùng gà trống của mình đã sẵn sàng hay chưa. Ông thầy đó nói: “Dạ, lần này thì ổn”. Và nhà vua hỏi ông ta: “Làm sao khanh biết rằng nó ổn? Trước đây khanh nói nó chưa ổn mà”. Ông thầy dạy (người-thân-)gà tâu vua: “Bây giờ nó thấy một (người-thân-)gà trống khác là nó không động đậy chút nào. Nó thậm chí không chớp mắt. Nhưng (người-thân-)gà trống kia chỉ nhìn thấy nó là đã bỏ chạy rồi”. Bây giờ không cần phải chọi nữa. Phẩm chất bên trong tỏa ra bên ngoài. Tại sao tôi lại nói về những chuyện chọi [gà] này? Lý do là gì? Có mối liên hệ nào không? (Ngài Lục Tổ... cự lại...) À, cự lại. Ồ, đúng, đúng. Có lẽ Ngài chưa chín chắn. Ngài chưa phải là một “(người-thân-)gà” chọi chín chắn. Nên, Ngài lập tức cự lại Sư Phụ của mình, nghĩ rằng Sư Phụ là một “(người-thân-)gà” chọi khác.

Nhiều đồng tu khi mới đến cũng như vậy, háo hức và phấn khích muốn thành Phật. Họ rất ảo tưởng về bản thân rằng họ là người như thế này thế kia, họ hẳn phải nằm trong số ít người được chọn. Và khi Sư Phụ nhìn thấy họ, Sư Phụ hẳn phải nhìn bằng đôi mắt khác vì anh ta khác biệt. Ví dụ, anh ta bay suốt nhiều dặm và không ăn suốt chặng đường. Hoặc có thể anh ta đi một bước, quỳ lạy một bước, và đi ba bước, bái lạy ba lần hay đại khái thế. Hoặc anh ta nhiều năm chỉ ăn ngày một bữa chờ đợi khoảnh khắc tuyệt vời này. Hoặc có lẽ anh ta đã tìm kiếm Minh Sư rất nhiều, rất nhiều năm rồi hoặc cả đời. Bây giờ, đây là cơ hội đầu tiên và anh ta nhận ra Minh Sư ngay lập tức. Điều đó có nghĩa là anh ta phải rất khai ngộ, nên Minh Sư chắc phải biết điều đó. Và mọi người sẽ đối xử đặc biệt với anh ta, đại khái vậy. Đối xử đặc biệt. Anh ta có thể được đối xử đặc biệt.

Nhưng theo cách nào? Anh ta có thể bị chế giễu, bị la hoặc bị đuổi ra ngoài. Tôi đã thấy nhiều người như vậy. Họ quá ảo tưởng. Họ đọc quá nhiều sách Thiền và xem quá nhiều phim Thiền. Vì vậy, họ tưởng tượng ra đủ thứ. Ví dụ, có một anh chàng, sau khi được Tâm Ấn – nhiều khi chúng tôi có hàng trăm người – và rồi anh ta vẫn cứ ngồi đó. Rồi, người thị giả đến hỏi anh ta muốn gì mà lại chưa về. Anh ta nói: “Sư Phụ vẫn chưa truyền Tâm Ấn cho tôi”. Rồi người thị giả nói: “Sao vậy? Anh vừa mới thọ rồi”. Anh ta nói: “Hả? Vậy sao? Tôi tưởng Ngài phải ngồi với tôi trong phòng kín với tất cả cửa sổ dán kín và tất cả các cửa ra vào đóng, rồi nhìn thẳng vào mắt tôi”. Đây là cách anh ta đọc từ Lục Tổ (Thiền Tông), Huệ Năng và Sư Phụ của Ngài. Ờ, anh ta tưởng tượng như vậy đó.

Người ta có đủ thứ hoán tưởng, đủ loại trí tưởng tượng. Một số người tưởng tượng rằng Minh Sư là phải già cả, tóc bạc phơ và râu trắng xóa dài như thế này. Ờ, đúng, đúng. Và Ngài ăn ngày một bữa, hoặc có thể không ăn gì hết. Và không cần mặc quần áo gì, và Ngài bay trên không trung và nắm tay anh ta đưa lên Thiên Đàng, đại khái vậy. Hoặc giả sử Minh Sư phải là nam chứ không phải nữ. Ngày nay mình có thể giải quyết. Rất dễ dàng. Với phẫu thuật thẩm mỹ, chúng ta có thể thay đổi. Nếu bằng cách nào đó quý vị không hài lòng với ngoại hình nữ của tôi, thì hãy cho tôi biết. Tôi sẽ cân nhắc để hoàn thiện, để hoàn thiện ảo tưởng của quý vị, nói cho vui thôi.

Nhưng tôi không nghĩ vậy. Tôi thích làm nữ giới. Không sao. Chúng tôi có thể trang điểm, mặc quần áo đẹp. Ngược lại, đàn ông rất, rất, rất nhàm chán. Họ chỉ có thể mặc một bộ com-lê đen. Đó là trang phục đẹp nhất dành cho nam giới ngày nay, đúng không? Và nó trị giá chín trăm hoặc vài ngàn đô la mà trông rất xấu xí, buồn tẻ, đen thui, không màu, và rất nghiêm chỉnh, rất giống công việc. Vậy ai mà muốn làm đàn ông chứ? Họ có nghiệp nặng mới trở thành đàn ông. Suốt đời họ không thể thay đổi.

Phụ nữ chúng tôi có nhiều lựa chọn. Chúng tôi có thể trang điểm. Chúng tôi có thể uốn tóc theo cách này, cách kia. Chúng tôi có thể để tóc ngắn. Chúng tôi có thể để tóc dài. Chúng tôi có thể đi giày cao gót, giày đế bằng. Chúng tôi có thể mặc trang phục này, trang phục kia, không vấn đề gì. Nhưng đàn ông mà mặc những bộ áo khác nhau như vầy, mọi người sẽ nhìn anh ta. Và sẽ muốn gán một số nhãn hiệu cho anh ta.

Làm phụ nữ thật thú vị. Nếu không, nếu lần này tôi là đàn ông, tôi sẽ chán chết. Ít ra tôi cũng là phụ nữ. Tôi có thể chơi đùa với đồ trang điểm, giày cao gót, khoác lên nhiều bộ áo khác nhau mà các đệ tử may cho tôi. Họ rất tài năng, rất tài năng. Họ có thể tạo ra nhiều bộ quần áo đẹp khác nhau. Và vì họ là người xuất gia, nên không có gì để làm và buồn chán. Họ cố gắng tạo ra nhiều thứ và khoác hết lên người tôi để trình diễn. Nên, tôi nghĩ làm phụ nữ cũng tốt. Có ai phản đối không? Nhất là phụ nữ, không có ha? Đúng, hãy tự hào về tôi. (Dạ.) Được rồi.

Photo Caption: Thiên Đàng Là Những Gì Người Cư Ngụ Tạo Nên

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/3)
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-17
274 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android