Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Con Đường Đến Thế Giới Hòa Bình, Phần 5/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Vài thế kỷ trước, có một nhà vua. Ông ta thực sự tệ hại – rất độc đoán, tự cao tự đại, rất tệ. Ông ta không thích một viên quan vì cách cư xử thẳng thắn của ông ấy. Ông ấy là người chính trực, thường khuyên bảo nhà vua làm điều tốt. Cho nên nhà vua ghét ông ấy. Một ngày nọ, nhà vua không thể chịu đựng ông ấy nổi nữa. Nhiều quan lại triều đình đã lên thuyền rồng để vui chơi và tận hưởng trên hồ thuyền rồng. […] Cuối cùng, nhà vua không chịu nổi, nói: “Trẫm nghe nói rằng khanh có học thức cao, vì vậy khanh hẳn biết điều này. Là công dân tốt thì phải làm gì?” Ông ấy trả lời: “Chúng ta phải trung quân, ái quốc. Ai ai cũng biết điều đó. Không cần phải có học thức cao mới biết điều đó”.

Nhà vua càng ghét ông ấy hơn, nên vua nói: “Thế nếu khanh trung quân, có phải vua yêu cầu khanh chết, thì khanh sẽ đi chết? Đúng không?” Vua gài bẫy ông ấy. Vị quan trung quân lập tức trả lời: “Đúng, đúng, thưa Bệ hạ. Đúng vậy”. Rồi nhà vua nói: “Vậy, bây giờ trẫm ra lệnh cho khanh chết. Nhảy xuống nước chết ngay”. Ông ấy nhảy xuống nước ngay lập tức. […] Sau đó, họ ném hoa giả, hoa nhựa xuống nước để tiễn biệt ông. Ông dường như nghe thấy tiếng khóc thảm thiết của mọi người nên lại ngoi lên mặt nước. Ông không nỡ lòng chết, nên ông ngoi lên bờ, toàn thân ướt như chuột lột.

Nhà vua hỏi: “Hả? Khanh chưa chết sao?” Ông nói: “Dạ, thần vốn đã chết. Khi ở dưới đó, thần đã gặp Khuất Nguyên”. Nhà vua hỏi: “Làm sao khanh gặp được ông ấy ở dưới đó?” Ông nói: “Ông ấy chết đuối ở đó, nên tất cả các vùng nước đều thuộc về ông ấy. Linh hồn ông lang thang khắp nơi. Ông thấy thần chìm xuống nên lập tức đến với thần. Ông còn trò chuyện với thần và bảo thần lên đây”. Nghe vậy, vua hỏi: “Tại sao ông ta lại nói vậy? Trẫm đã ra lệnh cho khanh chết. Tại sao ông ta lại bảo khanh lên đây?” Vị quan trả lời: “Khuất Nguyên la thần rất nhiều. Ông ấy còn bảo thần là đồ ngốc. Vì khi còn sống, ông ấy đã gặp phải một ông vua xấu, nên ông ấy mới phải chết. Bây giờ thần có một nhà vua tốt, vậy tại sao thần phải kết liễu cuộc đời mình? Thần nghĩ ông ấy la thần rất đúng, nên thần không thể chết, và đã quay trở lại”.

Quý vị nghe chưa? (Dạ nghe.) Như vậy mới tốt, hiểu không? Nếu lúc đó ông ấy chết, tôi sẽ đánh ông ấy! Tôi sẽ không giải thoát cho ông ấy. Đó là một truyện có thật, truyện của Âu Lạc (Việt Nam). Có vẻ như vị quan Âu Lạc (Việt Nam) thông minh hơn một chút. Họ biết bảo vệ chính mình hơn. Họ biết cách khuyên can nhà vua hơn, họ không nên dùng những cách rất nghiêm túc đó. Cả thế giới, nếu quý vị không thuyết phục được một nhà vua, tại sao lại phải chết? Biết đâu quý vị đợi thêm chút nữa, ông vua đó sẽ chết. Đợi sau khi nhà vua đó chết, quý vị sẽ phục vụ một nhà vua khác. Hãy giữ lại tài năng, trí huệ và sự thông minh của mình để phục vụ cả nước, chứ không chỉ một nhà vua. Nếu Ngài là một vị Vua tốt, chúng ta nên phục vụ và tôn trọng Ngài và cống hiến hết tài năng của mình cho Ngài. Nếu Ngài không tốt, chúng ta nên giữ gìn tài năng và trí huệ mà Thượng Đế đã ban cho mình, đúng không?

Thượng Đế ban cho chúng ta tài năng và trí huệ, đâu phải cho Vua, mà cho chúng ta, để chúng ta phục vụ cả nước, cả thế giới. Không phải cho Vua. Nếu Vua không biết cách dùng chúng ta, thì mình có thể đợi và tìm vị khác sau đó. Mục tiêu của chúng ta là phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Mang lại an lạc cho người dân, không phải phục vụ một nhà vua rồi để Ngài ca ngợi mình vì điều đó. Thí dụ, chúng ta có một (người-thân-)công rất… rất xinh đẹp và chúng ta ép cô công cưới một (người-thân-)cóc. (Người-thân-)cóc không thích (người-thân-)công và không muốn cưới cô công. Khi đó chúng ta có cảm thấy đau lòng, và rồi có giết (người-thân-)công không? Có làm vậy không? (Dạ không.) Điều đó thật ngớ ngẩn. Vì vậy, khi chúng ta làm bất cứ gì, ngay cả điều đúng, nếu chúng ta làm sai thời điểm hoặc sai dịp, thì cũng vô ích. Đây chính là trí huệ.

Nếu quý vị nghĩ mình thông minh rồi cứ vội vàng làm bất cứ gì, thì điều đó không tốt. Gần đây, có một bộ phim dành cho trẻ em tựa đề là “Vua Sư Tử”. Quý vị biết bộ phim đó không? Đã xem phim này chưa? (Dạ rồi.) Đây là một bộ phim hay. Tiếng Hoa gọi là gì? (Vua Sư Tử.) Vua Sư Tử. Quý vị xem phim này chưa? (Dạ rồi.) Ờ. Trong phim, chú (người-thân-)sư tử con muốn học theo gương cha mình, hành động dũng cảm. Nhưng chú đã suýt chết và làm hại đến cha mình. Dĩ nhiên, chú không tự tay giết cha mình, và cũng không phải vì chú mà cha chú chết, nhưng nguyên nhân sâu xa là, chú không nghe lời cha, rồi những chuyện khác xảy ra. Sự việc này dẫn đến sự việc kia. Nếu không có sự việc thứ nhất, thì sự việc thứ hai đã không xảy ra, và rồi người chú ruột đã không thể lừa gạt chú. Giá như chú chỉ nghe lời cha mình. Chú đã học sự dũng cảm không đúng thời điểm. Cha chú đã nói gì với chú? “Cha chỉ dũng cảm khi cần thiết”. Đó mới là dũng cảm thật sự.

Ở đây cũng vậy, khi mới tu hành, chúng ta vội vã. Một số người chưa tu hành giỏi và không thể thiền lâu, nhưng họ lại ra ngoài khoe khoang lung tung. Mọi người sẽ cảm thấy khó chịu. Như vậy không phải là cách truyền bá Giáo Pháp (Chánh Pháp). Điều quan trọng nhất là tịnh hóa thân, khẩu, ý, và hoàn thành bổn phận của mình. Sau khi chúng ta tu hành tốt, cho dù không nói lời nào, người ta cũng chạy theo. Quý vị nghĩ rằng tôi đi đến đâu cũng bảo người ta hãy lập tức ăn thuần chay và giữ Năm Giới, nếu không họ sẽ chết hay sao? (Dạ không.) Không, đi tới đâu tôi cũng trốn không kịp nữa là. Vì vậy, đôi khi tôi ra ngoài, mặc quần áo bình thường, hoặc mặc đẹp như mọi người khác, đi lang thang khắp nơi. Nhưng hàng trăm hàng ngàn người theo sau lưng tôi! Họ không biết tôi là ai, nhưng họ cứ xúm lại xung quanh để nhìn tôi. Nhiều lúc, ngay khi tôi vừa bước ra khỏi xe, hàng ngàn máy ảnh đã chờ sẵn. Họ cứ đến gần để chụp ảnh; làm tôi sợ. Lần nào đi đâu, tôi cũng mang theo một cái dù để có thể trốn sau cây dù ngay lập tức.

Đây là chuyện có thật. Quý vị có thể hỏi những người như Quách và Đồng. Họ đều biết. Họ thậm chí còn trốn sau lưng tôi. Hộ pháp tốt làm sao! Tôi nói: “Chuyện này có liên quan gì đến anh đâu mà phải trốn làm gì? Không phải anh nên bảo vệ tôi sao?” Anh ta nói: “Chúng con không biết phải làm gì?” Có quá nhiều người, thí dụ như vậy. Vào lúc đó, chúng ta không cần phải thuyết giảng. Khi quý vị đến đây cũng vậy. Quý vị đâu có đến đây chỉ để nghe tôi nói chuyện. Đôi khi quý vị chỉ gặp tôi một tiếng hoặc nửa tiếng. Rồi, quý vị thiền ở đó. Làm việc của mình. Đâu phải cả ngày tôi ở bên quý vị, không có. Nhưng quý vị vẫn quay lại. Tại sao vậy? Tại vì bên trong tôi có thứ gì đó. (Dạ phải.)

Nếu không, có rất nhiều người trên thế giới, tại sao cứ đến nhìn cái người “chán ngắt” này? Ngày nào Bà ấy cũng giống vậy. Cho dù đôi khi mặc quần áo khác nhau, nhưng cái này đâu có là gì. Ai cũng có thể mua quần áo. Và bây giờ Bà ấy đã thiết kế rất nhiều trang phục, ai có tiền đều có thể mua được, rồi thì quý vị sẽ giống như Bà ấy, không có gì khác biệt. Tôi đâu nói rằng bất cứ gì tôi mặc, quý vị không được mặc, đâu có nói gì như thế. Quý vị thích. Bất cứ ai thích, thực sự có thể mua, không vấn đề gì. Bây giờ lại đang hạ giá. Tôi đã bảo họ giảm giá cho đồng tu. Như vầy thì những người không có nhiều tiền cũng có thể mua được. Nhưng có một số mặt hàng thì không thể giảm giá nhiều, vì vải chất lượng cao đôi khi rất đắt. Chưa kể đến chi phí thiết kế và thời gian tôi dành ra để chạy khắp nơi tìm vải. Việc đó cũng chán ngắt nữa. Có giảm giá một chút, giảm giá.

Quý vị có nhớ truyện về chọi gà không? Một (người-thân-)gà trống mới được huấn luyện, chưa thấy gà nào đến mà chú đã bắt đầu muốn đấu rồi. Sau một thời gian dài huấn luyện, chỉ cần nhìn thấy chú ta đứng đó, tất cả (người-thân-)gà trống khác đã sợ rồi. Sợ chạy mất tiêu, nên chú không cần phải đấu. Chúng ta nên tu hành đến đẳng cấp này. Chúng ta không cần phải nói gì cả mà mọi người sẽ thích và theo chúng ta, và đuổi theo chúng ta để hỏi. Lúc đó mới giỏi. Khi nào họ tìm đến mình, thì chúng ta mới trả lời. Nếu không, thì đừng nói. Đừng có cố ép người ta. Tôi đã mang theo một vài người gọi là thị giả đến đây để theo tôi. Đôi khi họ du hành cùng tôi. Thí dụ, sau buổi trình diễn thời trang, chúng tôi đi ngang qua một nơi ở Pháp, Cote d'Azur, nơi tôi đã đề cập hôm qua. Tôi mang theo vài người họ.

Tôi đã nói với họ rằng nếu đi theo tôi thì không được để lộ dấu hiệu tu hành nào. Họ không nên nói với người ta về giới luật, thuần chay, không rượu, không thịt, v.v. Quý vị hiểu không? Nếu có người hỏi, họ chỉ cần nói: “Đây là Sếp của tôi”. Vậy là đủ rồi. Rốt cuộc họ vẫn vô tình tiết lộ điều đó. Họ không thể kiềm chế được. Họ ngứa ngáy chỗ này chỗ kia. Tôi bảo họ ngừng [nói]. Nếu họ không gọi tôi là “Chị Hai”, họ chỉ cần gọi tôi là “Sếp”. Họ đã quen thể hiện sự tôn trọng đối với tôi. Nếu nói rằng chúng tôi là bạn bè, người ta sẽ không tin. Họ sẽ không tin rằng chúng tôi là bạn bè: “Làm sao mỗi người bạn đều đối xử với Ngài như Vua, hoặc như vị trưởng bối?” Điều đó quá rõ ràng, nên tôi bảo họ gọi tôi là “Sếp của tôi”. Bà Chủ của tôi. Như vậy là được.

Ừ, trước mặt tôi, họ gọi tôi là Bà Chủ. Sau lưng tôi, họ nói: “Tôi đã nhận biết...” Anh ta nói về bản thân mình, rằng anh ta đã nhận biết Tự Tánh của mình. Bây giờ anh ta không còn phải luân hồi sinh tử nữa. Anh ta biết mọi thứ, Thiên Quốc bên trong, địa ngục bên dưới, thế giới Ta Bà, Niết Bàn và Thiên Đàng. Tuôn ra đủ loại từ ngữ to lớn. Rồi, những ai gọi là người mới quen của tôi, họ chỉ lắc đầu và không hiểu anh ta đang nói gì. Thời điểm của họ chưa đến; những người này chưa sẵn sàng nghe chúng ta nói về những điều này. Nếu những người này hỏi tôi, dĩ nhiên tôi sẽ nói với họ. Họ đâu có hỏi, cho nên tôi không nói. Họ đâu có hỏi thị giả của tôi, nhưng anh ta bắt họ phải nghe. Đây không phải là cách độ chúng sinh. Để họ chấp nhận một cách tự nhiên, nếu họ thực sự thích, sau khi biết những điều căn bản, đã học bảng chữ cái (ABC), thì quý vị mới dạy họ nói tiếng Anh. “Quý vị khỏe không?” hoặc “Thời tiết tốt không?” Không thể nào đọc tác phẩm của Shakespeare hay là thơ tiếng Anh cho họ nghe liền được. Họ sẽ không hiểu quý vị đang nói gì.

Nhưng mấy thị giả của tôi không thể kiềm chế được; họ đều rất phấn khích. Đó là một cơ hội hiếm có để độ chúng sinh. Đó là một cơ hội hiếm có để làm thầy, nên họ tuôn ra mọi thứ. Đôi khi tôi không kịp bụm miệng họ. Bởi vì lúc đó tôi đã... Khi ra ngoài, tôi không muốn người ta biết tôi là ai. Để làm gì? Thật khó khăn. Khi chúng tôi ra ngoài ở những nơi như vậy, như những điểm tham quan đó, tôi chỉ có thể đi qua đi lại để họ nhìn thấy tôi. Vậy là đủ rồi, nhìn một cái là được rồi. Nếu họ đi theo sau tôi và cứ nhìn tôi, đó nghĩa là họ có duyên, có phước. Tôi không thể giảng kinh nói pháp ở đó, hoặc nói về giữ giới, Ngũ Giới. Nói những điều không liên quan ở đó làm người ta sợ. Họ ở đó để bán rượu sâm banh, bia, hoặc rượu vang để kiếm tiền. Rồi quý vị cứ đứng đó nói không được uống rượu, không được cờ bạc, không được hút thuốc.

Và tôi ở đó, giả bộ như không có chuyện gì. Bằng không, họ sẽ đến truy hỏi tôi, khiến tôi càng thấy khó chịu hơn. Tôi cần nghỉ ngơi vài ngày. Không muốn thuyết giảng ở đó. Và ở một nơi như vậy thì thuyết giảng gì chứ? Nên đôi khi, họ mời tôi uống rượu sâm banh hoặc thứ gì đó. Quý vị không cần phải giải thích với họ về những hậu quả của việc uống rượu. Đó không phải là lúc thích hợp. Nhiều nhất, chỉ cần nói quý vị không uống rượu. Không thích rượu. Không cần phải nói về Ngũ Giới ở đó. Họ sẽ không hiểu quý vị đang nói gì cả. Và luân hồi, nhân quả, phước báu, nghiệp chướng, v.v. Chao ơi, nói nhiều quá. Thật kỳ lạ, quý vị thích làm thầy đến vậy à. Thích làm thầy là điều tốt. Khuyên người ta làm việc thiện cũng tốt. Dạy người ta tu hành, ăn thuần chay và giữ Ngũ Giới là rất tốt. Nhưng quý vị nên coi nơi chốn, con người và lúc nào. Ngoài ra, bản thân quý vị đã tu hành giỏi chưa? Người ta có tôn trọng những gì quý vị nói không? Họ có lắng nghe quý vị không? Tôi thấy họ nói tất cả những điều đó, và những người bên cạnh họ đều lắc đầu, thắc mắc không biết họ đang nói gì.

Sau đó, người đó hỏi tôi: “Người cấp dưới của Bà ở đó, có phải đầu óc anh ta có vấn đề không?” Ông ấy thậm chí âm thầm hỏi tôi, cho nên tôi gật đầu và nói: “Phải. Đúng vậy. Cứ kệ anh ta đi, anh ta như vậy đó”. Tôi còn có thể nói gì khác? Nhưng tôi nói thêm: “Anh ấy rất tốt, ngoại trừ đầu óc anh ấy hơi khùng một chút. Anh ấy rất tốt và rất trung thành. Anh ấy rất dễ thương và có lòng từ ái”. Tôi chỉ đồng tình với điều đó. Nếu sau này quý vị theo tôi mà muốn khoe khoang lung tung, tôi cũng sẽ làm như vậy, nói đầu óc quý vị bị hư rồi. Thật sự đầu óc hư mới làm như vậy. Thí dụ, nơi đó dành cho du khách, nhảy múa ca hát, rất ồn ào. Còn quý vị thì ở đó la hét rao giảng Đạo Lý, như thể đang ở trên chiến trường vậy. Để làm gì?

Được rồi, đến giờ rồi. Đi ăn, rồi nghỉ ngơi. Chiều hoặc tối nay tôi sẽ đến lần nữa, hoặc bất cứ lúc nào, nhé? Tôi sẽ để quý vị nghỉ ngơi một lát; quý vị ngồi lâu quá rồi. Một câu hỏi nữa. Sáng nay tôi có nghĩ đến. Quý vị nam giới nữ giới trở về đồi sau, có quá xa không? Có mệt lắm không? (Dạ không.) Nếu không, thì quay lại thiền có tốt hơn không? Hay là quá xa? Quý vị có mất nhiều thời gian đi tới đi lui không? (Dạ không.) Thật sao? (Dạ thật.) Nếu không, quý vị có thể ngủ ở đây. Tôi chỉ e là không đủ chỗ thôi. Tại vì ban đêm quý vị có thể ngủ hoặc thiền, tùy thích. Quý vị có thích không? Không sao, với tôi không có vấn đề gì. Nếu muốn, ban đêm quý vị có thể ngồi thiền hoặc ngủ ở đây. Đừng mang quá nhiều đồ, nếu không nơi này sẽ trở thành nhà kho.

Quý vị có nhiều đồ lắm không? (Dạ không.) Bao nhiêu? (Dạ một ít.) Bao lớn? Một túi ngủ à? Ba bộ quần áo. Như vậy là đủ rồi, trừ khi tôi đặc biệt bảo quý vị ăn mặc đẹp. Bởi vì lát nữa chúng ta sẽ có … một bữa tiệc… Còn không, quý vị không cần mặc đẹp. Một bộ quần áo đẹp cũng không nhiều. Nếu quý vị xa quá, và tất cả quý vị chen chúc ngủ ở đây, thì có ổn không? Sẽ có vấn đề gì không? Quý vị nói rằng ở trên vẫn còn chỗ, nhưng có đủ không? Ngồi thì có thể đủ, nhưng còn nằm thì sao? Rồi còn muỗi thì sao? Ban đêm có nhiều muỗi lắm không? (Dạ có.) Có à. Mỗi người có bao nhiêu con? Muỗi có chích không? Tôi đâu có thấy muỗi chích quý vị. (Dạ có, ngứa ạ.) Không có hả? (Dạ có.) Bao nhiêu con? (Dạ nhiều.) Bao nhiêu con muỗi? Bao nhiêu? Quý vị có thể hiến máu, không sao. Nếu là người khác, tôi sẽ thông cảm hơn, nhưng nếu là quý vị thì không vấn đề gì. Hệ thống hiến máu tự động.

Photo Caption: Hoa Lá Vui Vẻ Làm Bạn Cảm Thấy Vui Vẻ

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/6)
1
2024-10-29
2171 Lượt Xem
2
2024-10-30
2007 Lượt Xem
3
2024-10-31
2161 Lượt Xem
4
2024-11-01
1692 Lượt Xem
5
2024-11-02
1608 Lượt Xem
6
2024-11-03
1568 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android