Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Mật Mã Phàm Thân Của Minh Sư, Phần 9/11

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Đôi khi cha mẹ dùng sự hiếu thảo của con cái để kiềm chế con cái. Như vậy cũng không công bằng. Ngay cả luật trên thế giới, luật quốc gia, bất kỳ quốc gia nào, đều cho phép một người trên 18 tuổi hoặc trên 21 tuổi được [quyền] quyết định mình muốn làm gì. Vì vậy, mẹ cô nên buông một chút. Bà không thể kiềm chế cô mãi được. Và cũng không tốt cho bà khi chú ý đến cô quá nhiều và kiềm chế cô quá nhiều, như vậy bà cũng không tự do. Cả hai đều ràng buộc lẫn nhau, như thế này. […]

Người kế. (Con thương Sư Phụ rất nhiều.) Cảm ơn cô. (Mẹ con rất phản đối Pháp Môn Quán Âm. Nên con không thể cho mẹ biết là con đã thọ Tâm Ấn hoặc đến Trung tâm Seoul. Và ngay cả lúc này, mẹ con vẫn nghĩ là con đang học ở trường.) Dịch đi. (Cảm ơn Sư Phụ. Mẹ con rất phản đối con [tu hành]. Và mẹ con vẫn nghĩ con đang đi học. Con không thể nói là con đã thọ Tâm Ấn. Và con cũng không thể nói gì với mẹ con.) (Vì thế khi con đến Trung tâm Seoul hoặc đến gặp Sư Phụ như bây giờ, con phải nói dối là con phải đi học. Và ngay cả bây giờ, lẽ ra con phải gọi cho mẹ lúc 7 giờ 30, nhưng con không thể. Con phải làm gì đây?) (Cho nên, mỗi khi con đến Trung tâm Seoul để thiền, con phải nói với mẹ con, ví dụ như, con phải đi học. Và ngoài ra, lúc 7[:30] tối, lẽ ra con phải gọi cho mẹ mà vẫn không gọi được, con phải làm gì đây?) Chuyện như thế đã bao lâu rồi? (Kể từ khi con thọ Tâm Ấn, kể từ tháng 12 năm ngoái.) ([Tháng 12] năm ngoái.) Hiểu.

Mẹ cô phản đối điều gì? Về tôi? Mẹ cô biết tôi à? (Chỉ phản đối không có lý do.) (Dạ, mẹ con biết Sư Phụ.) (Vâng, bà ấy biết Sư Phụ.) (Bà cứ đem mạng sống của bà ra đe doạ để phản đối.) (Bà ấy phản đối không có lý do. Không lý do, chỉ phản đối thôi.) Ngay cả trước khi [cô] theo tôi. Hay là vì tôi? (Dạ vì Sư Phụ.) Vì tôi. Không lý do. (Chỉ không có lý do gì cả. Dạ.) (Vâng, phản đối Sư Phụ.) Nhưng tại sao? Tôi đã làm gì? (Không có lý do gì cả.) Buồn cười thật. Cô nên hỏi tại sao chứ. Cô nên hỏi mẹ cô: “Tại sao mẹ phản đối Sư Phụ con? Ngài đã làm gì?” “Ngài đã làm gì sai?” Tôi đã làm gì sai? Khi phản đối ai thì phải có lý do chứ. Đúng không? (Con thường rất sợ mẹ con, nên rất khó để nói chuyện với mẹ.) (Con thường rất sợ mẹ nên không thể nói chuyện được.) Rồi, đó là lý do.

Mẹ cô có tánh hơi kiểm soát. Chứ không liên quan gì đến tôi cả, tôi nghĩ vậy. Thậm chí 7 giờ, phải gọi. Giả sử không có điện thoại thì phải làm sao? Thôi, không sao. Cứ giữ như thế. Hãy đối xử tốt với mẹ cô. Yêu thương hơn, nhưng đừng sợ. Cố gắng thương yêu nhiều hơn, ôm nhiều hơn, làm những điều tốt và thể hiện tình thương với mẹ cô. Không phải cứ sợ hãi, mà phải thể hiện tình thương. Và một khi mẹ cô biết rằng cô là người tốt hơn, cô không làm gì sai trái, và tôi không làm gì ảnh hưởng xấu đến cô, thì mẹ cô sẽ cảm thấy an tâm hơn. Một số bà mẹ quá lo lắng cho con cái, một số bà mẹ có tánh quá kiểm soát, nghĩ rằng bọn trẻ, con cái chỉ là một trong những vật sở hữu, thật tình không cho phép con cái có tự do cho lắm. Nhưng cố gắng giải thoát cho mình.

Cô bao nhiêu tuổi rồi? (Dạ con 25.) (Hai mươi ba.) Hai mươi ba? (Dạ hai mươi lăm.) Hai mươi lăm mà vẫn ở với mẹ và sợ mẹ! Trời ơi! Đi cưới chồng đi! Đi ra ngoài! Hoặc xuất gia, thành tu sĩ hay gì đó. Nói với mẹ cô: “Nếu mẹ không tốt với con, con sẽ xuống tóc và bỏ đi luôn”. Có rất nhiều chùa, nhiều chùa ở Đại Hàn”. Ở Đại Hàn, làm tăng ni là rất hợp thời. Trời ơi. Không tự do, hả? Hai mươi lăm tuổi rồi, mà buổi tối không thể đi đâu được à? Bảy giờ phải gọi điện. Ôi Trời! Mẹ cô đang có một chút vấn đề đó. Bà ấy cần giúp đỡ. Có lẽ bà ấy cần gặp bác sĩ, bác sĩ tâm thần hay gì đó. Có lẽ nói với mẹ cô rằng bà nên đi nói chuyện với bác sĩ. Tôi không nghĩ là cô [nói] được. Nếu cô nói với mẹ cô là cô đi học thì cũng đúng thôi. Đó không phải là nói dối, cô đi học với tôi mà. Nhưng tôi cảm thấy thương cho cô. Hai mươi lăm tuổi mà trông như đứa trẻ sợ hãi, vẫn như thiếu nữ. Thôi không sao. Có lẽ [khi nào] cô có việc làm, và cô có một nơi khác, ở cùng bạn bè, ở chung phòng với bạn bè hay gì đó, hoặc có bạn trai, thì cô tự do.

Và cầu xin vị Phật bên trong cho mẹ cô trở nên tốt hơn. Mẹ cô có bao nhiêu người con? Chỉ một? Hai? Người kia đâu? (Dạ đi lính.) Đi lính? Ồ. Con trai. Lớn hơn? Lớn hơn hay nhỏ hơn. Con trai? (Dạ nhỏ hơn.) (Con trai út đang đi nghĩa vụ quân sự.) Rồi. Và không có cha? (Dạ, con có cha, nhưng con lo rằng nếu con không nghe lời mẹ con thì bà sẽ buồn hoặc bệnh.) (Cô ấy có cha. Điều cô ấy lo lắng là nếu cô không nghe theo lời mẹ, thì có thể bà sẽ bị bệnh hoặc… bà cảm thấy buồn về điều đó.) Ồ, cô ấy thật sự rất ngoan. Rất hiếu thảo. Cô nghe theo mẹ hết sức có thể, nhưng cô cũng phải nghe theo lòng mình. Hiếu thảo với mẹ, nhưng cũng phải sống đời mình. Hiểu không?

Đôi khi cha mẹ dùng sự hiếu thảo của con cái để kiềm chế con cái. Như vậy cũng không công bằng. Ngay cả luật trên thế giới, luật quốc gia, bất kỳ quốc gia nào, đều cho phép một người trên 18 tuổi hoặc trên 21 tuổi được [quyền] quyết định mình muốn làm gì. Vì vậy, mẹ cô nên buông một chút. Bà không thể kiềm chế cô mãi được. Và cũng không tốt cho bà khi chú ý đến cô quá nhiều và kiềm chế cô quá nhiều, như vậy bà cũng không tự do. Cả hai đều ràng buộc lẫn nhau, như thế này. Tôi rất thương cho cô. Hãy cố gắng yêu thương để mẹ cô cảm thấy an tâm hơn, nhưng rồi cô cũng phải biết mình muốn gì. Cô là người con gái rất ngoan. Mẹ cô nên vui mừng mới phải.

Tôi biết nhiều bậc cha mẹ - cũng như vậy. Họ cho con cái mọi thứ, ngoại trừ quyền tự do quyết định. Đó là sự ràng buộc. Sự ràng buộc là một căn bệnh đã giáng xuống nhân loại từ thời xa xưa. Chỉ mong cô tu hành nhiều hơn, thì nghiệp của cô sẽ nhẹ hơn. “Nghiệp-má” của cô sẽ nhẹ hơn. Mama. “Nghiệp-má” của cô trở nên nhẹ hơn. Ôi, Trời ơi! Chúng ta có đời sống khó khăn thay. Không có mẹ cũng có vấn đề. Có mẹ, lại nhiều vấn đề hơn. Có người than vãn rằng họ không có cha hoặc mẹ. Trẻ mồ côi, đáng thương này nọ. Một số người có mẹ thì lại có một số vấn đề. Còn ai khác không? Được rồi, tôi đi gặp trẻ em. Bây giờ quý vị cạnh tranh với trẻ em.

Cái gì? (Xin cảm ơn Sư Phụ rất nhiều vì đã hiện diện ở đây. Con rất biết ơn vì có cơ hội được gặp Sư Phụ.) (Xin cảm ơn Sư Phụ.) (Sư Phụ có thể nói rằng Thượng Đế tạo ra thế giới này? Con không biết con có thể đặt câu hỏi này không. Nếu Thượng Đế tạo ra tất cả thì ai đã tạo ra Thượng Đế?) (Ngài có thể nói rằng Thượng Đế đã tạo ra vạn vật không, vậy thì ai, cái gì đã tạo ra Thượng Đế?) Có lẽ anh đi hỏi Ngài. Tôi không phải là cảnh sát. Tôi không thể hỏi [Ngài] về mọi danh tính, thẻ tín dụng này, hay bất cứ điều gì. (Vậy, con xin diễn đạt lại câu hỏi. Chúng ta có thể biết được câu trả lời là ai đã tạo ra Thượng Đế, qua việc tu (Pháp Môn Quán Âm) này không?) (Phần cuối?) (Ai đã tạo ra Thượng Đế; pháp tu này sẽ cho chúng ta tất cả những câu trả lời tối hậu, vậy chúng ta có thể mong đợi có được câu trả lời không?) (Khi tu Pháp Môn Quán Âm, cuối cùng mình có thể biết ai đã tạo ra Thượng Đế không?)

Không ai cả. Đó là Đấng luôn luôn hằng hữu, không sinh không tử, như như bất động, không đến không đi. Cho nên chúng ta mới gọi [Ngài] là Thượng Đế. (Dạ con hiểu rõ ràng rồi ạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Cảm ơn anh. Anh ấy đã hiểu? Tốt. (Dạ, vâng.) Cảm ơn quý vị. Thấy không, bởi vì nếu chúng ta... Ai đã tạo ra Thượng Đế – nếu có ai đó đã tạo ra Thượng Đế. Vậy thì ai đã tạo ra người đó? Thượng Đế là Đấng Tối Thượng. Ngài là Tình Thương vô biên. Khi nào chúng ta câu thông – chúng ta cảm thấy được thương, cảm thấy tốt lành. Không cần biết ai đã tạo ra Ngài. Miễn là Ngài yêu thương và ban phúc chúng ta, thế là được rồi.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (9/11)
1
2023-11-30
6028 Lượt Xem
2
2023-12-01
4240 Lượt Xem
3
2023-12-02
3974 Lượt Xem
4
2023-12-03
3654 Lượt Xem
5
2023-12-04
3764 Lượt Xem
6
2023-12-05
3400 Lượt Xem
7
2023-12-06
3255 Lượt Xem
8
2023-12-07
3285 Lượt Xem
9
2023-12-08
3003 Lượt Xem
10
2023-12-09
2954 Lượt Xem
11
2023-12-10
3331 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android