Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Siêng Năng Cộng Tu Để Bảo Vệ Mình Và Thế Giới, Phần 3/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Nếu quý vị vẫn thiền tốt, thì có thể bị bệnh chút ít, hoặc có thể được chữa khỏi. Nhưng nếu quá nặng, thì có lẽ là sẽ “vĩnh biệt.” Và “vĩnh biệt” ở đẳng cấp thấp, chứ không phải ở đẳng cấp cao và được giải thoát. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Đừng nghĩ rằng quý vị được Sư Phụ truyền Tâm Ấn rồi, thì quý vị được bảo vệ đâu. Không đâu! Quý vị cũng phải ăn thức ăn của mình. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Lúc đó tôi ước gì có thể được ở riêng một mình như trước và thiền Quán Âm Thanh (Thiên Đàng Nội Tại), vì tôi biết nó sẽ giúp tôi hồi phục nhanh chóng. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Trong lòng tôi vô cùng, vô cùng ước mong được như vậy. Nhưng không thể được.

Tay tôi bị buộc với đủ thứ ống. (Trời ơi. Dạ hiểu. Dạ đúng.) Và còn bị rào lại trong giường, vì họ lo là tôi sẽ bị ngã xuống đất, ví dụ như vậy. (Ôi, Trời ơi.) Tôi không thể tự ngồi dậy được. (Ồ.) Họ phải nâng giường cho đến khi nó nghiêng 45 độ. (Dạ.) Nếu không, mỗi khi tôi ráng tự ngồi dậy, tôi thấy đau đớn tột cùng. (Ôi chao.) Đau đến mức không thể thốt nên lời hoặc hét lên được. (Ôi thôi.) Chỉ ngồi đó như bị liệt từ đầu đến chân. Thậm chí không thể hét lên.

Đôi khi y tá hỏi tôi mà tôi không thể trả lời, và họ bực bội với tôi. Chỉ vì lúc đó tôi không thể nói chuyện được. Không thể làm gì được. Sau đó, tôi phải xin lỗi nhưng họ không tin. Và họ đập giường, làm tôi đau thêm nữa. (Ôi, trời ơi.) Ờ vậy đó, thay vì hạ giường xuống từ từ, thì họ làm rất nhanh, nên người tôi bị đập vào khung giường. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tất nhiên thân thể hạ xuống với giường, nhưng nó đập rất mạnh. (Dạ.) Tôi thậm chí không thể hét lên được. Sau đó, tôi xin lỗi và giải thích. Và rồi họ đến xin lỗi tôi.

Một trong những y tá rất khó chịu. Tôi nghĩ là cô ấy chỉ hiểu lầm thôi. Cô ấy rất vất vả trong bệnh viện. (Dạ.) Làm y tá không phải lúc nào cũng vui. (Dạ.) Không phải lúc nào cũng được người ta cảm ơn. Đôi khi họ la mình, họ rất vô ơn, vì họ đang đau đớn. (Dạ.) Họ đâu còn biết gì nữa. Tôi đã xin lỗi, nhưng cô ấy không chấp nhận. Rồi sau đó, khi bác sĩ đã mổ cho tôi xong rồi và tôi quay lại bệnh viện đó, cô ấy vẫn không nói gì cả. Cô ấy đã biết rằng tôi thực sự rất đau trước đó, vì họ đã giải thích. Nếu không, dù tôi có nói gì, cô ấy cũng không thông cảm. Cô ấy nghĩ tôi chỉ giả đò để gây sự chú ý, hoặc tỏ ra bướng bỉnh. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Rồi một thời gian sau, bà bệnh nhân bên cạnh tôi vẫn chưa bình phục. Tôi đã được phẫu thuật và quay lại và có cơ hội bình phục. Nên tôi đã đưa cho bà ấy vài món đồ. Tôi nói, “Đây là phước lành tốt cho bà. Bà sẽ được chăm sóc và bình phục sớm như tôi. Cầm đi.” Và rồi, các y tá nhìn thấy điều đó, bởi vì cô y tá khác đã tặng cho tôi món quà đó. Cô ấy nói, “Cái này rất tốt cho bà,” cô y tá tốt. (Dạ.)

Và rồi cô y tá khó chịu kia thấy vậy, cô ấy đến quỳ cạnh giường tôi và nói xin lỗi. (Chà.) Cô ấy nói, “Bà là thầy của tôi. Bà đau đớn và Bà chịu đựng rất nhiều, thế mà vẫn nghĩ đến người khác, trong khi tôi đã đối xử rất tệ với Bà.” Cô ấy nói, “Xin lỗi.” Tôi nói, “Không đâu, tôi nghĩ cô chỉ hiểu lầm vì tôi không thể giải thích. Lúc đó tôi rất đau. Tôi cảm thấy thật vô dụng, là gánh nặng cho tất cả quý vị. Và tôi không biết phải giải thích điều này thế nào.”

Cái đau thật khủng khiếp. Và bác sĩ không tìm ra được là bệnh gì suốt thời gian đó. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Có vài bác sĩ còn cho là tôi giả bệnh, và cũng đối xử tệ với tôi – ngay cả bác sĩ. (Chao ơi.)

Và về sau, một đồng tu, một nam đồng tu bác sĩ đến, và rồi anh đoán bệnh. Anh có chút kinh nghiệm với loại bệnh này. Anh đã nói chuyện với những bác sĩ khác ở nhà, và sau đó anh đề nghị, anh nói với mấy bác sĩ đó, “Làm ơn, đưa Ngài đến loại bệnh viện đó để xem có phải là bệnh gì khác không.” (Dạ, thưa Sư Phụ.) Vì vậy, họ chuyển tôi đến bệnh viện kế tiếp, và bác sĩ ở đó ngay lập tức giải phẫu cho tôi. (Ôi chao.) Ý nói, ngay lập tức, vào sáng hôm sau. Tôi đến đó, như là vào buổi tối, và họ chuẩn bị giải phẫu vào sáng hôm sau. (Ôi chao.) Họ không thể đợi lâu hơn, nếu không, tôi sẽ bị liệt, ông nói với tôi như vậy. (Ôi chao.) Và sự thật là như thế. Sau đó tất cả họ đều biết.

Dù sao, đó là một câu chuyện dài. Không những tôi phải chịu đau, mà còn bị đối xử tệ nữa. Do nghiệp chướng thế giới thôi. Mà lúc đó tôi cũng không thiền đủ tốt. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Bởi vì tôi lo liệu quá nhiều việc, quá nhiều đồng tu đến, muốn tôi chú ý, nhất là lúc bấy giờ ở châu Âu. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Tôi chỉ muốn kể mấy chuyện này để quý vị biết, đừng đợi đến lúc đó ha. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Quý vị không như đồng tu thường, chỉ cần thiền hai tiếng rưỡi như được yêu cầu. Không đủ. Quý vị phải thiền ít nhất bốn tiếng. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Ý nói, chắc chắn bốn tiếng, bằng không quý vị sẽ gặp rắc rối, hoặc quý vị sẽ bỏ đi, hoặc sẽ có gì đó xảy ra khiến quý vị phải đi, hoặc quý vị sẽ bị bệnh. (Dạ, Sư Phụ.)

Nếu quý vị vẫn thiền tốt, thì có thể bị bệnh chút ít, hoặc có thể được chữa khỏi. Nhưng nếu quá nặng, thì có lẽ là sẽ “vĩnh biệt.” Và “vĩnh biệt” ở đẳng cấp thấp, chứ không phải ở đẳng cấp cao và được giải thoát. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Đừng nghĩ rằng quý vị được Sư Phụ truyền Tâm Ấn rồi, thì quý vị được bảo vệ đâu. Không đâu! Quý vị cũng phải ăn thức ăn của mình. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Giống như những người bên ngoài, những người vô gia cư đang đói, chúng ta cho họ thức ăn, chúng ta cho họ chỗ ở, nhưng họ phải dùng. (Dạ đúng. Dạ đúng vậy, thưa Sư Phụ.) Thức ăn rất nhiều và miễn phí. Nhưng họ phải ăn. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Họ phải ăn thức ăn bổ dưỡng. Họ không thể quay lại thói quen cũ. Có lẽ dùng ma túy, hút thuốc, uống rượu. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Hay là đi bới rác và không chịu vào nhà để ngủ. (Dạ.) Đây chỉ là một ví dụ cho quý vị. Hy vọng là nó đủ thực tế để quý vị hiểu. (Dạ, thưa Sư Phụ. Chúng con hiểu.)

Trước đây lâu rồi tôi thường du hành rất nhiều đến các quốc gia khác nhau. Và đôi khi trong máy bay, có quá nhiều, quá nhiều nghiệp chướng dày đặc, tối đen, nặng nề. Tôi cảm thấy vô cùng khó chịu. Cảm thấy rất bồn chồn, (Dạ.) thậm chí muốn đấm vào cửa sổ để nhảy ra khỏi máy bay – tệ tới mức đó. (Ôi chao.) Nhưng tôi đã phải chịu đựng hết. Lúc đó tôi ước gì có thể thiền Quán Âm, bởi vì nếu mình (quán) Âm Thanh (Thiên Đàng Nội Tại) trong hoàn cảnh đó, ngay lập tức, mình sẽ cảm thấy bình an và điềm tĩnh lại. (Dạ, Sư Phụ.)

Vì vậy mà có lúc tôi phải vào phòng vệ sinh và khóa mình trong đó, phòng vệ sinh công cộng bẩn trên máy bay, quán Âm một chút để bình tâm lại. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và dĩ nhiên là họ đập cửa. Họ sẽ không để tôi yên, bởi vì mình không thể ở trong đó quá lâu. (Dạ đúng. Dạ.) Người ta sẽ nghĩ rằng mình hút thuốc hoặc dùng ma túy trong đó. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Họ có quyền nghi ngờ mình. (Dạ đúng. Dạ, thưa Sư Phụ.) Bởi vì đó là nơi mà mình có sự kín đáo. (Dạ đúng, thưa Sư Phụ. Dạ.)

Nên, bằng cách nào đó, tôi sẽ tìm một góc ở phía sau khoang máy bay, và tôi che mình từ đầu đến chân và thiền Quán Âm. Nhưng chẳng được bao lâu, vì cô tiếp viên luôn đi lên đi xuống, đi ra đi vào, và họ nhìn mình một cách ngờ vực. Họ sẽ đụng vào mình. (Dạ.) Họ nói, “Cô không sao chứ?” (Dạ.) Không ai mà che kín từ đầu tới chân và ngồi như thế. (Dạ đúng vậy.) Nên mình phải luôn luôn cảnh giác. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Và luôn luôn phải cắt quãng, nhưng [thiền] vài phút, hoặc có lẽ một, hai phút – còn tốt hơn là không có gì. (Dạ đúng. Dạ.) Nếu không, tôi có thể phát điên trên máy bay. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.)

Đôi lúc tôi thậm chí không muốn đi máy bay, giống như là sợ bay vậy. (Dạ.) Chưa bao giờ tôi sợ đi máy bay. Chỉ sau khi có rất nhiều đệ tử, thì mới trở nên khác như thế. Tôi đã bay khi còn là thiếu nữ hoặc trẻ hơn vì tôi đi học ở xa. (Dạ.) Và tôi bay về nhà để gặp cha mẹ hoặc em gái và họ hàng của tôi. Hồi ở Âu Lạc (Việt Nam), tôi đi máy bay hoài. (Dạ.) Nhất là trong thời chiến thì an toàn hơn. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Cha mẹ tôi để tôi đi máy bay thay vì đi xe buýt, vì sợ đường lộ bị gài mìn, mà chuyện này thì xảy ra hoài. (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) Họ cứ chôn mìn, lực lượng đối lập lúc đó đến từ miền Bắc. (Dạ.)

Họ chôn mìn dưới đường lộ. (Ôi chao.) Và nếu xe buýt chạy cán lên, thì “Bùm!” (Ồ.) Mọi người sẽ chết. (Trời ơi.) Thường xuyên. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Có lẽ họ không có ý đó đối với thường dân, có lẽ chỉ nhắm vào quân đội miền Nam. Nhưng làm sao mình tránh được điều đó? Chính thường dân cũng dùng mấy con đường này. (Dạ đúng. Thật vậy, thưa Sư Phụ.) Làm thế nào tránh được đây? (Dạ.) Có rất nhiều vấn đề. Chiến tranh thật tồi tệ, tồi tệ, tồi tệ. Khủng khiếp, khủng khiếp.

Thầy giáo của tôi cũng bị bắn, bị chết. (Ồ.) Bởi vì ở làng xã nào hoặc tỉnh thành nào, họ cũng tổ chức nhóm thường dân để canh giữ lối vào khu làng hoặc thành phố của họ. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Thế nên quân đội miền Bắc cứ bắn họ, vào lúc đó, bởi vì họ cũng bị coi là kẻ thù. (Dạ, thưa Sư Phụ. Con hiểu ạ.) Mặc dù họ chỉ là thường dân và họ bị buộc phải làm việc đó. Nếu không làm, thì sẽ bị chụp mũ là cộng sản, hoặc là người cảm tình với cộng sản hoặc gián điệp, và rồi cũng bị bắt bỏ tù. Bị đánh đập, bị tra tấn, và bắt phải thú tội.

Cha tôi cũng bị trường hợp đó. (Ồ.) Ông bị bỏ tù một cách vô cớ. Tôi biết. Trong thời chiến, họ không tha cho một ai hết. Lúc nào cũng có thể bị buộc tội oan, bị bỏ tù đánh đập hoặc bị tra tấn bất kỳ lúc nào, chỉ bởi một thoáng nghi ngờ, hoặc bởi có người không thích mình và họ vu cáo mình. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Thật buồn cười.

Trong thời chiến, chính quyền miền Nam đã bỏ tù cha tôi vì tình nghi ông là cộng sản. (Ồ.) Tôi có kể với quý vị chuyện đó rồi. Tới khi mẹ tôi bị bệnh nặng, thì tôi phải đi. Lúc đó tôi mới bảy, tám tuổi gì đó. Tôi đi một mình đến nhà tù để cầu xin họ cho cha tôi về nhà vài giờ để cứu mẹ tôi, bởi vì chúng tôi không có bệnh viện tốt trong vùng đó, và mẹ tôi thì không thể đi xa. Bà bị bệnh nặng sau khi sinh em gái tôi. (Dạ.) Tôi kể quý vị nghe chuyện đó rồi, nên không muốn nhắc lại nữa. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Cha tôi đã bị bỏ tù trong thời chiến vì ông bị buộc tội là người có thiện cảm với cộng sản. Thời đó như vậy là kẻ phản bội. (Dạ. Con hiểu ạ.) Kẻ phản bội, hay là có tên gì khác? Dẫu sao, phản bội quốc gia của mình.

Tất nhiên, hai bên đánh nhau và nếu quý vị ở bên phe kẻ thù, thì quý vị là kẻ phản bội. (Dạ.) Phản quốc nữa, phản quốc là tên gọi khác. Quý vị phạm tội phản quốc. (Dạ.) Thế nên cha tôi bị cầm tù vì là kẻ phản bội, vì là người ủng hộ cộng sản hoặc gián điệp cộng sản, hoặc điệp viên ngầm.

Và sau khi cộng sản chiếm miền Nam, ông lại bị đi tù nữa vì không phải là người lao động nghèo. (Ồ.) Họ phân loại người giàu, người có tài sản và địa chủ. Gia đình tôi cũng sở hữu đất đai. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Mình có đất, như là ruộng lúa và mình để nhân công đến làm việc trên đồng ruộng, và mình chia sẻ thu hoạch. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Vì lý do đó, cha mẹ tôi cũng bị bỏ tù, và bị đưa đến trại lao động. (Ồ.) Trại cải tạo, họ gọi vậy. (Ồ. Dạ, thưa Sư Phụ.)

Cho nên, dù có theo bên địch hay không, mình cũng gặp rắc rối. Và sau khi bên địch đã chiếm được đất nước rồi, mình cũng bị bên địch cầm tù. (A.) Ôi, trời ơi. Thế giới thật kỳ lạ. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Cha tôi không phải là kẻ địch cũng không phải kẻ thù, không gì cả. Ông không làm gì cả. Ông chỉ chăm sóc những người bị bệnh. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Chỉ là một người thầy thuốc. Và ông cũng chăm sóc người-thân-động vật bị bệnh. Ông chỉ làm có thế thôi. (Ồ.) Không làm gì khác. Và mẹ tôi thì chỉ lo bán hàng. Bà là thương nhân. (Dạ.) Bán vải may quần áo. (Dạ.) Thế thôi. Cha mẹ tôi chỉ làm việc để gia đình có cơm ăn áo mặc. Thế thôi.

Nhưng ai cũng có thể nói gì đó. (Dạ.) Và tới lúc họ điều tra hoặc là không điều tra mình, thì mình cũng bị bầm dập rồi. (Ồ.) Dù mình có chứng minh được là mình vô tội hay không, đó là chuyện khác. (Dạ.) Bởi vì đôi khi, có lẽ là họ bắt người nào đó mà người này cũng biết cha tôi. Mọi người đều biết ông. Trong một vùng nhỏ, mọi người đều biết nhau. (Dạ đúng. Dạ, thưa Sư Phụ.) Và, bởi vì người đó bị đánh đập tàn nhẫn và bị tra tấn quá nhiều, nên họ mới khai đại tên nào đó. (Ồ.)

Vì thế mà tên của cha tôi có trong danh sách [sổ đen]. (Ồ.) Nên họ bắt cha tôi và cầm tù ông. (Chà.) Về sau, sau khi cộng sản chiếm được miền Nam rồi, đã trở thành một nước, thì cha tôi lại bị cầm tù nữa, trong trại lao động.

Xem thêm
Tất cả các phần  (3/6)
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-17
274 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android