Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Lòng Từ Bi Chân Thật Và Tiêu Chuẩn Đạo Đức Là Giải Pháp Thật Sự, Phần 14/22

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Thậm chí sau khi khai ngộ, tôi cũng không được phép biết nhiều về bản thân cho đến mãi thật lâu sau này. (À, dạ đúng.) Như trong những năm gần đây. (Dạ.) Tôi càng lên cao về tâm linh, thì càng khám phá thêm, hoặc được phép biết một số điều, nhưng không phải tất cả. Điều đó tốt, phải không? Đủ tốt rồi. Đủ tốt cho tôi [cảm thấy] khao khát về Nhà mỗi ngày, nhưng không thể. (Ồ.) Tự nguyện ở lại.

Ở Âu Lạc (Việt Nam), tôi có người hàng xóm. Bà sáu mươi mấy tuổi và không bao giờ mặc áo. Mùa hè, bà không mặc áo; bà chỉ mặc quần, bên dưới. Không ai nói gì hết. Dĩ nhiên, bà ở trong sân nhà bà. Nhưng sân hay vườn này nhỏ và hẹp, và nằm cạnh xa lộ. Bên cạnh quốc lộ duy nhất, nơi miền Nam có thể đi ra miền Trung. Lúc đó, chúng tôi chưa có miền Bắc. Vẫn còn trong thời kỳ chiến tranh. Ngay cả sau chiến tranh, chúng tôi vẫn còn bị phân chia. Nước Âu Lạc (Việt Nam) bị chia thành Bắc và Nam. Đó là quốc lộ – mình có thể đi từ miền Nam ra miền Bắc. Và nhà bà nằm cạnh quốc lộ. Dĩ nhiên, bà có chồng có con, có ba người con.

Và họ rất tử tế với tôi, rất tốt bụng, rất dễ thương. Tôi rất quý mến họ. Họ rất tử tế. Mỗi khi tôi qua nhà họ… và vì lý do nào đó tôi đi học cùng với con họ; buổi sáng, họ cho con họ ăn chút cháo. Chỉ có cháo với muối. Nhưng họ cũng cho tôi một chén. (Ồ.) Chia sẻ với tôi. Và rồi, nếu họ có một trái chuối cho ba người con, họ cũng cho tôi một phần tư trái chuối. (Chà.)

Gia đình họ nghèo. Không quá nghèo, ít ra họ cũng có nhà và một mảnh đất. Bà mẹ làm… làm tàu hủ. Làm tàu hủ non. Ở Âu Lạc (Việt Nam), chúng tôi làm tàu hủ non, hâm nóng và ăn với nước đường gừng. Nước đường nấu với gừng. (À, dạ.) Và bà làm món đó, cho cô con gái giữa của bà mang ra chợ bán. Họ có ba người con, và vẫn có thể trang trải để con cái được đi học. Ở Âu Lạc (Việt Nam), lúc bấy giờ, học tiểu học thì miễn phí. Tiểu học là bắt buộc và miễn phí. Người con trai cả cũng đi học cùng trường với tôi. Nên, đôi khi tôi đến nhà đó để đi cùng cậu ấy đến trường, đại khái vậy; Tôi cũng quên nhiều rồi. Mỗi khi tôi đến, nếu gặp giờ ăn, thì họ cho tôi ăn gì đó. (Ồ.)

Không phải chỉ gia đình này, một gia đình khác cũng đối với tôi rất tử tế như thế, ở Âu Lạc (Việt Nam). Vào thời trung học, cũng có một câu chuyện tương tự. Bởi vì tôi có người bạn, người bạn thân. Khi lớn hơn, tôi học ở trường nữ trung học. Chỉ có nữ sinh. (Dạ Sư Phụ.) Chỉ có nữ sinh, trường nữ sinh. (Dạ.) Và, dĩ nhiên, tôi đi ngang qua vài nhà, để chúng tôi có thể đi cùng nhau. (Dạ.) Mấy cô gái. (Dạ.) Tôi có nhiều bạn gái. Rồi, nếu đó là giờ ăn sáng, và tôi tình cờ có mặt ở đó lúc đó… Họ ăn sáng trước khi tôi đi học. (Dạ.) Tôi không ăn sáng. Không ai nấu cho tôi ăn. Lúc đó, tôi ở với người chú. Nên chẳng ai nấu đồ ăn sáng cho tôi, không có gì cả. Tôi chỉ đi học như thế thôi. Tôi không nhớ về nhà ăn trưa thế nào, hay gì đó. Quên rồi.

Ở trường tiểu học, thì tôi đi bộ về nhà ăn trưa. Nơi đó cách nhà tôi khoảng một cây số. (Ồ.) Nhưng trường trung học của tôi gần nhà của chú tôi. Chú tôi thường trực tại một bệnh xá nhỏ. (Dạ.) Ông là trưởng bệnh xá. Bởi vì trong thời chiến, nhiều binh sĩ bị thương. Người ta mang họ đến đó để sơ cứu trước. Rồi gọi máy bay trực thăng mang họ đến một nơi lớn hơn. Nếu cần, thì chở đến bệnh viện lớn hơn. Nếu cần thiết. Chứ gần đó, cũng có các bệnh viện khác nhỏ hơn, nhiều lúc tôi đến nơi đó để giúp bệnh nhân. Tôi không làm được nhiều, chỉ là kiểu như dọn phân cho họ hoặc... (Bô.) Bô, và những thứ như vậy. Mang đi đổ, và rửa bô, rồi mang trở lại, những việc như vậy. Hoặc lau sàn, hoặc nói chuyện với họ, nghe họ nói về cơn đau của họ.

Và tôi giúp chú tôi rửa vết thương của binh sĩ; mình phải rửa bằng nước ô-xy già. (À dạ.) Rửa để nhân viên y tế, hoặc chú tôi có thể thấy chính xác chỗ bị thương, (À, dạ.) để có thể băng bó cho họ, rồi chúng tôi khiêng họ đi bằng giường khiêng bệnh nhân? Không phải giường. (Băng ca?) À, băng ca, để khiêng họ đi. Chúng tôi nhỏ người, tôi và một vài trẻ em khác sống ở đó, cũng gần đó, hoặc cùng sống trong bệnh xá. Chúng tôi khiêng họ lên trực thăng. (Ồ. Ôi chao.) Tôi khiêng được, tôi làm được. Họ là người lớn, họ là binh sĩ cao lớn, nhưng không biết sao lúc đó tôi có thể làm được. (Hay thật.) Tôi khiêng với một cậu bé khác trạc tuổi, cùng cỡ. Bởi vì chúng tôi không có đủ người, đôi khi có rất nhiều binh sĩ bị thương. Cho nên trẻ em chúng tôi giúp vào lúc nửa đêm, hoặc bất cứ khi nào họ đến. Đó là thời điểm đáng buồn cho trẻ em. (Dạ.)

Sao tôi lại nói mấy chuyện này? Tôi không nhớ tại sao. Trước đó là gì? (Dạ nói về truyện Âu Lạc (Việt Nam).) Truyện Âu Lạc (Việt Nam), tôi biết. Nhưng điều gì khiến tôi… Ồ, sự tử tế của hàng xóm, của láng giềng tôi, và của cha mẹ bạn học tôi. (À, vâng.) Họ không giàu có gì, nhưng họ đều rất tử tế với tôi. Tôi chỉ nhớ có thế thôi, sự tử tế của con người, những người nông thôn, những người không giàu có, (Dạ.) hoặc chỉ đủ sống, không phải…

Và gia đình những hàng xóm, không giàu có. Họ phải bán tàu hủ, tàu hủ non nước đường, và người cha đi tới… như một bến xe đò. Chỗ tất cả xe đò đậu lại, khi họ đi tới đi lui. Khi họ đi từ miền Nam ra miền Trung, đôi khi họ phải ngừng lại nơi nào đó, phải không? Giống như một trạm dừng. Bởi vì họ dừng nơi nào đó, như nơi có buôn bán. (À, dạ đúng.) Có buôn bán hoặc có chợ, (Dạ.) để họ có thể dỡ hàng xuống. Người dân đến đó mua đồ, bán đồ. Vì vậy, cha cậu ấy ở đó, giúp hành khách dỡ hàng hóa xuống xe nếu họ để cho ông làm. Đôi khi có nhiều hàng hóa, nên ông giúp, nếu họ để ông giúp. Ông giúp, rồi họ trả công cho ông, tùy theo. Tất nhiên không có giá nhất định. Cho bao nhiêu thì cho. Và đó là cách họ làm việc. Đó là cách họ kiếm sống.

Nhưng họ rất tốt bụng, rất rộng rãi như thế đó. Một trái chuối, cũng chia cho tôi một miếng. (Tốt quá.) Ngon tuyệt vời, (Dạ.) với tất cả tình thương. (Dạ.) Tôi chưa bao giờ làm gì cho họ. Tôi chỉ là một đứa trẻ hàng xóm, tình cờ ghé qua để cùng đi học với con của họ. Cũng thế, ở một thành phố khác nơi tôi học trường trung học. Ở đâu họ cũng rất tử tế, rất tốt.

Tôi cảm thấy rất xúc động, ngay cả bây giờ khi nói về điều này. Họ đều lên Thiên Đàng rồi. (À. Hay quá. Thật tốt quá!) (Thật tuyệt vời!) Mặc dù họ không biết gì cả. Tôi cũng không biết gì hết. Trẻ em, thanh thiếu niên. Thiếu niên hoặc thậm chí dưới tuổi thiếu niên, không biết gì nhiều. Có gì đó kỳ lạ bên trong tôi, nhưng tôi không biết nhiều, không rõ. Tới sau này tôi mới được phép biết nhiều. (Dạ phải.)

Thậm chí sau khi khai ngộ, tôi cũng không được phép biết nhiều về bản thân cho đến mãi thật lâu sau này. (À, dạ đúng.) Như trong những năm gần đây. (Dạ.) Tôi càng lên cao về tâm linh, thì càng khám phá thêm, hoặc được phép biết một số điều, nhưng không phải tất cả. Điều đó tốt, phải không? Đủ tốt rồi. Đủ tốt cho tôi [cảm thấy] khao khát về Nhà mỗi ngày, nhưng không thể. (Ồ.) Tự nguyện ở lại. (Dạ.) Không phải tôi không thể, chỉ là tự nguyện… Như bây giờ, tôi tự nguyện sống như bị giam tại nhà. Tôi không thể đi đâu cả, (Dạ.) không thể làm gì (Dạ Sư Phụ.) nhiều hơn như thế này và Truyền Hình Vô Thượng Sư thôi.

Nhưng tôi cũng không phiền. Tôi không phiền lòng, miễn là điều này có thể giúp thế giới. Theo cách kỳ lạ, mà lại giúp. (Dạ.) Giúp nhiều hơn là ngay cả khi tôi ra ngoài nói chuyện. Bởi vì tôi đã nói chuyện, ra ngoài giảng pháp và tổ chức hội thảo này nọ, mà cũng có bao nhiêu người nghe theo đâu? Cho nên, như thế này, mà lại có nhiều người hơn có thể nghe. Trước kia tôi đi thuyết giảng chỉ tại một địa điểm. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Có lẽ khoảng vài ngàn người đến nghe. Còn như thế này, thì ít nhất hàng triệu hoặc hàng tỷ người có thể nghe được, nếu họ muốn nghe. (Dạ. Đúng vậy, thưa Sư Phụ.) (Dạ Sư Phụ.) Qua truyền hình thì nó lan tỏa lớn hơn, (Dạ.) và rộng hơn. (Dạ phải.) Và tôi bế quan để có thể bảo tồn lực lượng, để bài nói của tôi sẽ có nhiều lực lượng hơn. Không phải chỉ là bài nói chuyện, mà là năng lượng (Dạ Sư Phụ.) đi kèm. (Dạ Sư Phụ.)

Có câu hỏi nào liên quan đến những truyện tuyệt diệu này, hoặc về các ghi chép trong Thánh Điển Hadith của Đức Tiên Tri Muhammad, Bình An Ở Cùng Ngài không? Hay là quý vị chỉ lo lắng nghe rồi quên suy nghĩ luôn? (Ồ, con có một câu hỏi, thưa Sư Phụ.) Hỏi đi. (Khi cung điện của công chúa và chồng cô bay lên, thật sự là họ đã bay lên đâu ạ? Truyện có nói không, thưa Sư Phụ?) Chỉ nói là: “Bay lên trời”. Tôi không có ở đó, thật sự không biết. (Con thắc mắc là điều gì đã xảy ra với họ?) (Dạ.) Chính tôi cũng thắc mắc.

Tôi nghĩ họ đã lên Thiên Đàng. (Dạ, chắc hẳn thế, con nghĩ vậy.) Thời gian của họ đã đến. (Dạ.) Họ chỉ muốn sống đơn giản, trong một am thất hay gì đó, và tất cả những thứ này là hóa hiện. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Cho nên, mấy thứ đó có đi lên Thiên Đàng, hay không đi lên Thiên Đàng, cũng chỉ là cách chúng ta diễn giải. (Dạ.) Có lẽ có một cung điện, mọi người đều thấy, và ngày hôm sau thì không thấy nữa. (Ồ, vâng.) Cho nên, vợ chồng này có lẽ đã lên Thiên Đàng. (À, vâng.) Một số người chỉ bay lên và rồi biến mất. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Còn tùy theo họ chọn chết như thế nào. (Dạ phải.)

Có lẽ cơn bão mang mọi thứ đi mất. Cũng như thời gian trước đây, tôi sống trong lều, có khi bão muốn thổi tôi bay đi cùng với cái lều. (Ồ.) Nhưng tôi không để nó thổi đi. (Ồ.) Bởi vì tôi cột lều rất chặt, vào cây và những nơi chắc chắn. (Dạ.) Rồi tôi nói với bão: “Ta không sợ ngươi”. Tôi nói vậy. Và lúc đó có vài đệ tử, bởi vì chúng tôi dựng lều gần nhau, cạnh nhau. Trước đây, như trong Vườn Hồng, ví dụ vậy. Hoặc trong Rừng Trúc dưới đó. Và họ nghe tôi nói. Họ hỏi: “Sư Phụ đang nói chuyện với ai vậy?” Tôi đáp: “Tôi nói chuyện với gió”. Tôi nói: “Thần gió mạnh quá, làm rung lều của ta”. (Chao ôi.) Và tôi nói: “Ta không sợ gió”. “Ta không sợ ngươi”. Tôi nói vậy với gió, với bão ‒ gió bão. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Trước đây, tôi sống ở Tây Hồ và chúng tôi không có tòa nhà nào hay bất cứ gì, chỉ có lều thôi. Vì vậy, đôi khi bão phô trương sức mạnh với chúng tôi. Nhưng mấy cái lều không bay, không cái nào! (Hay quá.) Chúng tôi cột lều vào gốc cây hoặc thân cây, (Dạ.) và thế nào đó, không bị sao cả. Bằng cách nào đó, gió nghe tôi nói, bởi vì tôi nói với gió: “Hãy cút đi”. Bởi vì gió rất mạnh, thổi lá bay tứ tung và mọi thứ, thân cây và cành cây bị gãy đổ khắp nơi. (Ồ.) Tôi rất tức giận. Tôi nói: “Ta không sợ ngươi. Hãy cút đi”. Tôi nói: “Chúng tôi đã sống trong lều rồi. Ngươi gây rắc rối để làm gì chứ? “Đi kiếm cùng cỡ ngươi mà bắt nạt”.

Xem thêm
Tất cả các phần  (14/22)
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-17
274 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android